Hải Phòng những năm cuối thế kỷ 20

10/05/2025
|
0 lượt xem
Thời Sự
Hải Phòng những năm cuối thế kỷ 20

Người dân bê xe đạp mini hai gióng qua đoàn tàu đang chết máy ở khu vực ngã Sáu, quận Ngô Quyền năm 1995.

Người dân bê xe đạp mini hai gióng qua đoàn tàu đang chết máy ở khu vực ngã Sáu, quận Ngô Quyền năm 1995.

Một đám cưới đi qua cầu Lạc Long, quận Hồng Bàng, theo hướng từ Hà Nội và nội thành Hải Phòng, năm 1996.

Cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc được xây dựng lần đầu dưới thời Pháp thuộc, do Công ty Eiffel thực hiện. Ban đầu, cầu mang tên Pont Joffre, sau cách mạng tháng Tám được đổi tên thành cầu Ngô Quyền và đến năm 1954 đổi thành cầu Lạc Long cho đến nay.

Năm 1992, UBND TP Hải Phòng khởi công xây dựng lại cầu Lạc Long mới dài 146,6 m, rộng 15 m.

Một đám cưới đi qua cầu Lạc Long, quận Hồng Bàng, theo hướng từ Hà Nội và nội thành Hải Phòng, năm 1996.

Cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc được xây dựng lần đầu dưới thời Pháp thuộc, do Công ty Eiffel thực hiện. Ban đầu, cầu mang tên Pont Joffre, sau cách mạng tháng Tám được đổi tên thành cầu Ngô Quyền và đến năm 1954 đổi thành cầu Lạc Long cho đến nay.

Năm 1992, UBND TP Hải Phòng khởi công xây dựng lại cầu Lạc Long mới dài 146,6 m, rộng 15 m.

Người dân mò cua bắt ốc trên sông Tam Bạc năm 1996.

Sông Tam Bạc dài khoảng 11 km, chảy qua trung tâm đô thị Hải Phòng nối sông Lạch Tray với sông Cấm. Đoạn từ cầu Quay đến mom Thủy Đội từng như một thương cảng buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền, gắn với những địa danh nổi tiếng như chợ Sắt, chợ Đổ, phố Khách...

Người dân mò cua bắt ốc trên sông Tam Bạc năm 1996.

Sông Tam Bạc dài khoảng 11 km, chảy qua trung tâm đô thị Hải Phòng nối sông Lạch Tray với sông Cấm. Đoạn từ cầu Quay đến mom Thủy Đội từng như một thương cảng buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền, gắn với những địa danh nổi tiếng như chợ Sắt, chợ Đổ, phố Khách...

Ống khói Nhà máy xi măng Hải Phòng, ở phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng năm 1996. Năm 1899, trên mảnh đất ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý ngày nay, Nhà máy Xi măng Hải Phòng được khởi công xây dựng.

Sau nhiều năm hoạt động, dây chuyền sản xuất đã lạc hậu, nhà máy lại nằm nơi cửa ngõ thành phố, gây ô nhiễm môi trường nên cuối năm 1997, Thủ tướng quyết định đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Hải Phòng mới ở huyện Thủy Nguyên. Đến năm 2002, nhà máy mới hoàn thành, khu đất nhà máy cũ trở thành một trong những khu đô thị đẹp nhất thành phố.

Ống khói Nhà máy xi măng Hải Phòng, ở phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng năm 1996. Năm 1899, trên mảnh đất ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý ngày nay, Nhà máy Xi măng Hải Phòng được khởi công xây dựng.

Sau nhiều năm hoạt động, dây chuyền sản xuất đã lạc hậu, nhà máy lại nằm nơi cửa ngõ thành phố, gây ô nhiễm môi trường nên cuối năm 1997, Thủ tướng quyết định đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Hải Phòng mới ở huyện Thủy Nguyên. Đến năm 2002, nhà máy mới hoàn thành, khu đất nhà máy cũ trở thành một trong những khu đô thị đẹp nhất thành phố.

Công nhân nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang làm việc năm 1997.

Thành lập tháng 7/1964 bên bờ sông Cấm, nhà máy có nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa các phương tiện thủy phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Công nhân nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang làm việc năm 1997.

Thành lập tháng 7/1964 bên bờ sông Cấm, nhà máy có nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa các phương tiện thủy phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Xe ôm bắt khách ở cửa bến xe Tam Bạc, quận Hồng Bàng năm 1997.

Được thành lập năm 1989 tại ngã ba sông Lấp, bến Tam Bạc khi đó tuềnh toàng với hoạt động đón khách chủ yếu của ôtô 12-16 chỗ. Sau nhiều lần nâng cấp, Tam Bạc trở thành điểm có tuyến xe đường dài chất lượng cao đầu tiên cả nước, được các tỉnh khác đến học tập kinh nghiệm. Năm 2015, bến xe Tam Bạc bị đóng cửa và cải tạo thành công viên.

Xe ôm bắt khách ở cửa bến xe Tam Bạc, quận Hồng Bàng năm 1997.

Được thành lập năm 1989 tại ngã ba sông Lấp, bến Tam Bạc khi đó tuềnh toàng với hoạt động đón khách chủ yếu của ôtô 12-16 chỗ. Sau nhiều lần nâng cấp, Tam Bạc trở thành điểm có tuyến xe đường dài chất lượng cao đầu tiên cả nước, được các tỉnh khác đến học tập kinh nghiệm. Năm 2015, bến xe Tam Bạc bị đóng cửa và cải tạo thành công viên.

Chợ Sắt soi bóng mặt hồ Tam Bạc vào năm 1997.

Có từ cuối thế kỷ 19, chợ Sắt trở thành một trong những nơi giao thương sầm uất bậc nhất ở TP Hải Phòng. Sau khi bị cháy năm 1985, chợ Sắt được xây dựng lại vào năm 1992 với quy mô 6 tầng, tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD, nhưng hoạt động không hiệu quả, nhiều tầng bị bỏ không. Năm 2022, chợ Sắt bị phá bỏ để triển khai dự án trung tâm thương mại.

Chợ Sắt soi bóng mặt hồ Tam Bạc vào năm 1997.

Có từ cuối thế kỷ 19, chợ Sắt trở thành một trong những nơi giao thương sầm uất bậc nhất ở TP Hải Phòng. Sau khi bị cháy năm 1985, chợ Sắt được xây dựng lại vào năm 1992 với quy mô 6 tầng, tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD, nhưng hoạt động không hiệu quả, nhiều tầng bị bỏ không. Năm 2022, chợ Sắt bị phá bỏ để triển khai dự án trung tâm thương mại.

Người Hải Phòng tụ tập trước nhà hát lớn chờ xe đi Thủ đô Hà Nội xem trận bóng đá năm 1998.

Nhà hát Lớn thành phố khánh thành tháng 9/1900, xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với quảng trường rộng rãi phía trước. Công trình đã trở thành biểu tượng của thành phố, thường diễn ra sự kiện lớn.

Người Hải Phòng tụ tập trước nhà hát lớn chờ xe đi Thủ đô Hà Nội xem trận bóng đá năm 1998.

Nhà hát Lớn thành phố khánh thành tháng 9/1900, xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với quảng trường rộng rãi phía trước. Công trình đã trở thành biểu tượng của thành phố, thường diễn ra sự kiện lớn.

Người dân di chuyển từ Thủy Nguyên sang nội thành Hải Phòng bằng phà Bính, năm 1999.

Bến phà Bính trước kia vốn chỉ là bến đò trên sông Cấm. Năm 1921, người Pháp nâng cấp và đặt tên là bến Tự Do. Sau giải phóng Hải Phòng (13/5/1955), bến được đổi tên là bến phà Bính và bàn giao cho Công ty đường bộ Hải Phòng vận hành.

Ngày 13/5/2005, Hải Phòng khánh thành và đưa cầu Bính có tổng giá trị đầu tư gần 1.000 tỷ đồng vào hoạt động. Cầu cách phà Bính 1,3 km. Tuy nhiên, Sở Giao thông Vận tải vẫn duy trì một phà nhỏ với công suất 24 CV, hoạt động 4h-20h mỗi ngày, chuyên chở xe máy, xe đạp... phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Tháng 10/2019, bến phà Bình dừng hoạt động để Hải Phòng xây dựng kè sông phục vụ dự án hạ tầng khu đô thị Bắc Sông Cấm.

Người dân di chuyển từ Thủy Nguyên sang nội thành Hải Phòng bằng phà Bính, năm 1999.

Bến phà Bính trước kia vốn chỉ là bến đò trên sông Cấm. Năm 1921, người Pháp nâng cấp và đặt tên là bến Tự Do. Sau giải phóng Hải Phòng (13/5/1955), bến được đổi tên là bến phà Bính và bàn giao cho Công ty đường bộ Hải Phòng vận hành.

Ngày 13/5/2005, Hải Phòng khánh thành và đưa cầu Bính có tổng giá trị đầu tư gần 1.000 tỷ đồng vào hoạt động. Cầu cách phà Bính 1,3 km. Tuy nhiên, Sở Giao thông Vận tải vẫn duy trì một phà nhỏ với công suất 24 CV, hoạt động 4h-20h mỗi ngày, chuyên chở xe máy, xe đạp... phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Tháng 10/2019, bến phà Bình dừng hoạt động để Hải Phòng xây dựng kè sông phục vụ dự án hạ tầng khu đô thị Bắc Sông Cấm.

Lễ ra quân ở cảng Hải Phòng năm 1999, khi đó sản lượng thông qua cảng Hải Phòng chỉ hơn 5 triệu tấn hàng hóa.

Đến năm 2024, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng đã đạt 40 triệu tấn, trong đó hàng container đạt xấp xỉ 2 triệu TEU, doanh thu đạt 2.900 tỷ đồng.

Lễ ra quân ở cảng Hải Phòng năm 1999, khi đó sản lượng thông qua cảng Hải Phòng chỉ hơn 5 triệu tấn hàng hóa.

Đến năm 2024, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng đã đạt 40 triệu tấn, trong đó hàng container đạt xấp xỉ 2 triệu TEU, doanh thu đạt 2.900 tỷ đồng.

Hàng nghìn người đến xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 1999.

Lễ hội chọi Đồ Sơn có từ lâu đời và được quận Đồ Sơn khôi phục từ năm 1990. Năm 2012, lễ hội được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hàng nghìn người đến xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 1999.

Lễ hội chọi Đồ Sơn có từ lâu đời và được quận Đồ Sơn khôi phục từ năm 1990. Năm 2012, lễ hội được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lê Tân Ảnh: Lưu Quang Phổ

Tin liên quan
Tin Nổi bật